Khuôn ép chả cá inox

Đậu phụ, đậu hũ

Đậu phụ, đậu hũ.

Đậu nành

Sữa đậu nành và đậu phụ là hai sản phẩm phổ biến từ đậu nành.

Đậu rùa Tuân Chính

Đậu rùa Tuân Chính - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc.

Khuôn gỗ làm đậu phụ

Khuôn gỗ làm đậu phụ, đậu hũ - Hotline: 0913 956 799 (Ms Anh).

Túi lọc đậu, túi lọc bột

Túi lọc đậu, túi lọc bột cao cấp.

Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

Đậu phụ

Đậu phụ (đậu hũ) là một món ăn dân dã của người dân một số quốc gia Đông Á như Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đậu phụ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Món này có nhiều cách gọi: đậu khuôn ở miền Trung và đậu hũ ở miền Nam. Đậu phụ là món ăn có thể giúp phòng chống xơ vữa động mạch, cũng thường được làm món ăn chay cho những người theo đạo Phật.

Nguyên liệu làm đậu phụ là hạt đậu nành, được xay lên rồi ngâm vào nước. Tinh bột chảy vào nước thành hình dáng theo người làm tự tạo, bả được lọc ra ngoài. Các hình dáng thường thấy là hình vuông, tròn hay chữ nhật dài.

Đậu phụ

Khi sản phẩm hoàn thành thì có thể sao chế thêm, như cắt thành hình chữ nhật rán với dầu. Thành một màu vàng bọc ngoài thêm gia vị thếm, là thành một bữa. Nếu không rán thì có thể cắt lát làm thêm phần phụ trong nồi canh rau hay cá.

Đậu phụ và các thực phẩm kết hợp

Đậu phụ và cá; đậu phụ và rong biển; đậu phụ và củ cải. Các thực phẩm này kết hợp hòa lẫn vào thành một món ăn với nhiều hương vị lạ. Món đậu phụ sốt cà chua, hành lá, đôi khi có thêm thịt ba chỉ... Đậu phụ cũng hay được sử dụng trong các món lẩu. Món đậu phụ luộc thường hay chấm với mắm tôm.

Những yếu tố phụ

  • Giá trị dinh dưỡng 100 g (3,5 oz)
  • Năng lượng 318 kJ (76 kcal)
  • Cacbohydrat 1.9 g
  • Chất béo 4.8 g
  • Chất béo no 0.7 g
  • Protein 8.1 g
  • Canxi 350 mg (35%)
  • Sắt 5.4 mg (43%)
  • Magie 30 mg (8%)
  • Natri 7 mg (0%)
  • Tỷ lệ phần trăm theo lượng hấp thụ hàng ngày của người lớn.
Mặc dù có rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể, nhưng khi ăn cũng phải để ý do nguyên liệu là đậu nành, có chứa chất paponin chất này bài tiết I-ốt trong cơ thể, nếu ăn nhiều trong một thời gian dài thì rất dễ dẫn đến thiếu I-ốt.

Hàm lượng protein trong đậu phụ khá cao, ăn nhiều sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ sắt và dễ dẫn đến tiêu hoá không tốt, chỉ nên ăn 100g là thích hợp cho cơ thể.